Sức khỏe

Cách bảo quản sò huyết tươi lâu giữ trọn hương vị cho món ăn

Sò huyết là một món hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng, bổ máu và rất tốt cho phái mạnh. Nếu mua về nhưng chưa chế biến ngay, sợ sò bị chết và mất đi sự tươi ngon vốn có thì bạn đừng nên bỏ qua cách bảo quản sò huyết tươi lâu giữ trọn hương vị cho món ăn trong bài viết dưới đây nhé.

Vì sao sò huyết cần được bảo quản tươi sống?

Trong số các loại sò thì sò huyết là loại chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe như: Đạm, magie, kẽm, omega-3 cao… Ngoài ra, sò huyết cũng được dùng trong các món ăn để điều trị các bệnh, chẳng hạn suy nhược cơ thể, mỡ máu tăng cao, cao huyết áp, mất ngủ…

Cũng giống như ốc hay các loại hải sản khác, sò huyết chỉ có giá trị khi chúng còn sống, các loại sò huyết chết không chỉ có mùi hôi mà nếu ăn phải còn dễ gây đau bụng, ngộ độc. Việc giữ sò huyết còn tươi không chỉ giúp món ăn thêm thơm ngon, mà còn đảm bảo giữ nguyên hàm lượng các chất dinh dưỡng. Để lựa được những con sò huyết còn sống rất khó, nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:

  • Những con sò huyết còn sống những là những con thò lưỡi sò ra ngoài
  • Sò có mùi tanh, không nghe mùi hôi thối
  • Nên chọn mua sò ở những cửa hàng quen, việc mua ở những nơi thiếu uy tín sẽ khiến bạn dễ dàng bị lừa.

Cách bảo quản sò huyết tươi lâu giữ trọn hương vị cho món ăn

Muốn bảo quản sò huyết tươi lâu giữ trọn hương vị cho món ăn sau khi mua sò huyết còn sống về, bạn hãy tạo cho chúng một môi trường sống tương tự như ngoài tự nhiên. Việc này không hề khó, bạn chỉ cần cho sò huyết vào một túi vải và thường xuyên rưới nước lên trên để tạo độ ẩm vừa phải. Với cách này có thể giữ sò huyết sống được từ 2 – 3 ngày. Lưu ý kỹ: Chọn lựa những con còn sống để bảo quản, loại bỏ ngay những con sò chết để không làm ảnh hưởng đến toàn bộ sò.

Mặc dù rất tốt, nhưng không phải ai cũng có thể ăn sò huyết, vì sống trong bùn, nên chúng rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cao, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, e.coli, giun… Những người có hệ tiêu hóa kém, hoặc cơ địa dị ứng tốt nhất không nên ăn để tránh bị ngộ độc hoặc gặp các tình trạng khác không tốt cho sức khỏe. Những người dị ứng sò huyết thường có những biểu hiện thường gặp đó là: Hắt xì, sổ mũi, ngứa mũi, đỏ bừng mặt, nổi mề đay…

Ngoài ra, sò huyết cũng có retinol, dễ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, do đó phụ nữ đang mang bầu không nên ăn sò huyết để tránh ảnh hưởng đến con. Ngoài ra, sò huyết cũng là món không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ.  Vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, nên nếu ăn phải những con sò huyết chết hay chế biến không kĩ cũng dễ gây đau bụng, tiêu chảy.

Sò huyết có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn khác nhau như: Sò huyết rang me, sò huyết cháy tỏi, nấu cháo, hấp gừng… Tuy nhiên, cách ăn được người yêu thích và lựa chọn nhất đó là  đặt sò huyết lên than hồng, nướng đến khi hai mảnh vỏ nứt bung ra, nước béo màu đỏ chảy ra, ăn kèm với rau răm và muối tiêu, ớt, chanh. Ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, sò huyết có thể chỉ được sơ chế sơ qua bằng cách luộc qua nước sôi, sau đó tách vỏ để lấy thịt chấm với muối.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết được cách bảo quản sò huyết tươi lâu giữ trọn hương vị cho món ăn và có thêm những thông tin hữu ích cho mình.

Related Articles

Nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường – Công dụng của nấm linh chi Hàn Quốc

Bếp trưởng tại gia

Những ai không nên thường xuyên ngâm chân nước nóng

Bếp trưởng tại gia

Trà Dây Có Tác Dùng Gì Uống Có Tốt Không?

Bếp trưởng tại gia

Để lại bình luận