Chưa phân loại

Củ nghệ mọc mầm có độc không? có ăn được không?

Rau củ sau khi mua về chưa dùng đến hay bị mọc mầm là tình trạng mà bà nội trợ nào cũng đã từng gặp phải. Không chỉ hành, tỏi, ngay cả củ nghệ cũng rất dễ gặp trường hợp này. Nếu không biết Củ nghệ mọc mầm có độc không? có ăn được không? Thì bài viết dưới đây của monandaitiec.com sẽ giúp bạn tìm được đáp án chính xác nhất.

Củ nghệ và những lợi ích bất ngờ với sức khỏe

Nghệ là một loại cây thân thảo, thuộc họ gừng, thường được trồng để thu hoạch củ. Củ nghệ được biết đến là một loại gia vị vô cùng phổ biến được dùng rộng rãi tại nhiều nước châu Á, nhất là Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc… Trong hai loại nghệ vàng và nghệ đen thì nghệ vàng có giá rẻ hơn và được dùng nhiều hơn.

Màu vàng và hơi đắng từ nghệ được tạo thành từ hoạt chất Curcumin. Đây là chất chống oxy hóa cực mạnh rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng ngăn ngừa và chống lại hầu hết các căn bệnh ung thư như: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú… Curcumin cũng được kì vọng sẽ trở thành loại “thuốc chống viêm” hiệu quả, giúp làm giảm các mức độ viêm nghiêm trọng trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm: mứt hoa hồng làm bằng gì – giá mọc mầm có ăn được không – củ sắn mọc mầm có ăn được không

công dụng của nghệ đối với sức khỏe

Theo phân tích, trong 1 thìa bột nghệ có chứa đến  29 calo, 0,9g protein, 0,3g chất béo và 6,3g carbohydrat rất có lợi cho sức khỏe. Với phái đẹp, làm đẹp với bột nghệ là phương pháp vô cùng đơn giản và an toàn. Uống tinh bột nghệ hay làm nguyên liệu đắp mặt thường xuyên sẽ giúp chị em sở hữu làn da trắng sáng, mịn màng, loại bỏ mụn và vết thâm nhanh chóng.

Một nghiên cứu được tiến hành trên 1000 người cao tuổi đã cho kết quả rằng, những người hay ăn cà ri bột nghệ sẽ có điểm số đánh giá chức năng nhận thức tốt hơn đáng kể so với những người ít đi ăn. Qua đó, cho thấy nghệ rất tốt cho não bộ, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh như Alzheimer, bệnh Parkinson và xơ cứng rải rác.

Một số công dụng to lớn khác không thể bỏ qua của loại củ này đó chính là: Nâng cao sức khỏe tim mạch, có lợi cho hệ xương khớp, ngăn ngừa bệnh gan, trị lành vết thương… Nghệ ngoài làm gia vị còn có thể uống tươi, phơi khô xay thành tinh bột, ngâm mật ong hoặc chế biến thành nhiều loại khác.

Củ nghệ mọc mầm có độc không? có ăn được không?

Củ nghệ mọc mầm là tình trạng rất dễ gặp phải nếu mua nghệ tươi về để lâu ngày mà chưa kịp sử dụng. Cũng như các loại củ hành, tỏi… khoa học đã chứng minh rằng củ mọc mầm không hề chứa độc tố và vẫn có thể ăn được.

nghệ mọc mầm có độc không

Thế nhưng dù không độc nhưng chúng hoàn toàn không có bất kì giá trị dinh dưỡng nào nữa. Nguyên nhân được đưa ra là do khi mọc mầm, toàn bộ dinh dưỡng trong củ sẽ tập trung nuôi mầm mới, chính vì vậy nghệ sẽ bị héo, xốp. Nếu đem dùng sẽ không còn mùi hăng đặc trưng nữa nên không át được mùi tanh từ thực phẩm. Chính vì vậy, khi chọn mua nghệ, các bà nội trợ chỉ nên chọn những củ to, mập mạp, còn tươi, nếu vừa mới được đào lên thì càng tốt.

Củ nghệ ngay khi vừa mua về nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hay ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu đã mọc mầm thì nên vứt đi và không được tiếp tục sử dụng.

Dù có nhiều lợi ích to lớn khác nhau, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều nghệ sẽ dễ bị đổ mồ hôi, buồn nôn, gây tiêu chảy… Thế nên chỉ ăn nghệ với lượng vừa phải, bà bầu nếu muốn dùng nghệ để điều trị bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết được Củ nghệ mọc mầm có độc không? có ăn được không? Và có thêm những thông tin đầy hữu ích cho mình.

Để lại bình luận