Củ sắn hay còn gọi là khoai mì là một món ăn rất giàu dinh dưỡng và khá quen thuộc với nhiều người Việt, nhất là ở những vùng quê. Tuy nhiên, Củ sắn mọc mầm có ăn được không? Có độc không? Thì không phải ai cũng biết. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của website món ăn đãi tiệc để có thêm những thông tin hữu ích nhé.
Tìm hiểu về củ sắn
Củ sắn là loại củ có hàm lượng tinh bột khá cao, do đó thường được sử dụng để làm các loại bánh như bánh khoai mì, bánh tằm… Ngoài ra, củ sắn cũng thường được dùng làm mạch nha, rượu và nguyên liệu trong nhiều ngành công nghiệp như làm chất kết dính, giấy,dệt…
Xét về giá trị dinh dưỡng, củ sắn không hề thua kém các loại củ khác như khoai môn, khoai lang, khoai tây… Trong củ sắn có chứa nhiều năng lượng, vitamin C và thành phần cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Củ sắn được chia thành nhiều giống, loại được trồng ở nhiều vùng khác nhau. Tùy vào giống, vụ trồng, thời gian trồng… mà lượng tinh bột, đường, đạm, vitamin và chất khoáng sẽ có sự thay đổi và không hề đồng nhất. Đặc biệt, trong củ sắn và lá sắn có chứa một lượng đáng kể độc tố acid cyanhydric (HCN). Tùy theo loại sắn mà lượng độc tố sẽ nhiều hay ít, những loại chứa nhiều nhất đó là sắn đắng, sắn cao sản. Sắn ngọt vị ngon và ít HCN hơn.
Trước đây, loại củ sắn thường được trồng nhiều và phổ biến chính là sắn cao sản. Giống sắn này thường có kích thước lớn, vỏ ngoài màu nâu thẫm. Trông vẻ ngoài sắn cao sản khá giống với sắn ngọt và rất khó phân biệt. Sắn cao sản chỉ được trồng làm thức ăn cho gia súc hoặc sản xuất bột ngọt, con người nếu ăn quá nhiều sẽ rối loạn tiêu hóa, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc.
Nếu bị ngộ độc sắn cần ngay lập tức cho bệnh nhân uống nước đường, nước mía để giải độc tạm, sau đó chuyển ngay đến trung tâm y tế gần nhất.
Có thể bạn quan tâm: khoai lang mọc mầm có nên ăn không – tỏi mọc mầm có ăn được không – nghệ mọc mầm có độc không
Củ sắn mọc mầm có ăn được không? Có độc không?
Theo các chuyên gia, củ sắn khi mọc mầm sẽ tự sinh ra một loại chất độc đặc biệt để bảo vệ những cây non khỏi các loại sâu, bọ phá hoại. Những chất độc này vô cùng độc hại và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu vô tình ăn phải. Nếu vô tình ăn phải và bị ngộ độc người bệnh có triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bà bầu không nên ăn củ sắn. Trẻ dưới 3 tuổi cũng nên tránh loại củ này vì khi đó hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non yếu, không thể thải hết độc tố. Nếu ăn nhiều, những chất độc này theo thời gian sẽ tích tụ trong cơ thể trẻ và gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Tuyệt đối nên tránh ăn sắn vào buổi tối vì nếu các triệu chứng ngộ độc xảy ra vào ban đêm sẽ khó phát hiện và xử lý kịp thời.
Trong lúc ăn nếu thấy sắn hơi đắng nên bỏ ngay vì sắn càng đắng nguy cơ chứa nhiều chất độc càng cao. Sắn nướng là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc do đó nên tránh kiểu chế biến này. Nếu chế biến món sắn luộc nên bóc vỏ trước khi nấu, với sắn tươi nên ngâm từ 1 đến 2 ngày rồi mới nấu. Trong quá trình nấu hãy mở nắp nồi để HCN được bốc hơi ra ngoài. Cắt thành những lát mỏng và phơi khô có thể giúp bảo quản sắn trong thời gian dài vừa giúp làm giảm bớt chất độc.
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi Củ sắn mọc mầm có ăn được không? Có độc không? Và có thêm những thông tin hữu ích cho mình.