Giá đỗ là loại thực phẩm giá rẻ, đầy bổ dưỡng và khá quen thuộc với các bà nội trợ ở nước ta. Ngoài việc ăn sống, giá còn có thể chế biến thành vô vàn các món ăn khác như: xào, nấu canh… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Giá (đỗ) mọc mầm có ăn được không? Có độc không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của blog Món Ăn Đãi Tiệc để được giải đáp thắc mắc một cách cụ thể nhé!
Tìm hiểu về giá đỗ và công dụng
Giá đỗ là loại thực phẩm có thể tìm thấy ở bất kì khu chợ nào ở Việt Nam. Giá đỗ thường được làm từ các loại đậu, thường dùng nhất là đậu xanh. Đậu xanh sau khi rửa sạch, ngâm và ủ qua nhiều giai đoạn ở nhiệt độ thích hợp sẽ mọc mầm, dài chừng 3 đến 7cm, đây chính là giá đỗ.
Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, giá trị dinh dưỡng của giá đỗ sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với các loại đậu thông thường. Cụ thể, vitamin C tăng 40 lần, vitamin B12 tăng 10 lần, caroten tăng 2 lần, nhóm B tăng 30 lần, Vitamin B2 tăng 2-4 lần. Ngoài ra, trong giá đỗ cũng chứa nhiều canxi, axitamin, protein và các loại khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm: tỏi mọc mầm có ăn được không – khoai lang mọc mầm có ăn được không – mứt hoa hồng làm bằng gì
Vì có hàm lượng chất béo thấp, nên giá đỗ rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm cholesterol xấu, rất thích hợp với những người mắc bệnh tim, người đang có ý định giảm cân. Các loại vitamin, chất chống oxy hóa trong giá đỗ được xem là bạn tốt của làn da phái đẹp, giúp da căng mịn, hạn chế các vết thâm, nếp nhăn, hiệu quả. Giá đỗ cũng thường được dùng cho người bị viêm thanh quản mất tiếng, phụ nữ hiếm muộn, dễ sảy thai, người mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp…
Giá đỗ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như ăn kèm rau sống, ngâm dưa giá, xào thịt và nhất là không thể thiếu trong các món như bánh xèo, hủ tiếu, bún bò…
Giá (đỗ) mọc mầm có ăn được không? Có độc không?
Giá (đỗ) nếu được ủ quá lâu sẽ dễ bị mọc mầm (lá). Khá nhiều bà nội trợ rơi vào trường hợp này thường hoang mang không biết có ăn được không? Có độc không? Thực chất giá đỗ dù mọc mầm vẫn không hề có độc và vẫn có thể ăn được như bình thường. Tuy nhiên, lúc này hàm lượng dinh dưỡng trong giá đỗ đã bị giảm đi rất nhiều. Do đó, không nên chọn loại này, nếu tự làm tại nhà thì nên thu hoạch khi giá đỗ chưa ra lá là tốt nhất.
Giá đỗ nếu chỉ ngâm ủ với cát và nước theo cách truyền thống thì khá sạch và bổ dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay không ít người kinh doanh vì lợi nhuận đã dùng những loại hóa chất như thuốc kích thích, ure… để ủ giá khiến cho chúng phát triển tốt hơn, rút ngắn thời gian thu hoạch. Việc mua “nhầm” và ăn phải các loại giá đỗ này trong thời gian dài rất nguy hiểm và có thể gây ra nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt là ung thư.
Lời khuyên cho các bà nội trợ là khi chọn giá nên loại bỏ ngay các loại không có rễ, giá quá mập hoặc quá trắng. Nên chọn các loại giá có rễ dài, thân gầy, không quá trắng, hạt mầm thường nhỏ vì đó mới chính là những loại sạch, không bị ủ hóa chất.
Giá đỗ có tính giải các chất độc nhưng nó cũng giải luôn tác dụng của thuốc, chính vì vậy nếu đang dùng thuốc để trị bệnh thì không ăn giá đỗ gần với khi uống thuốc. Không nên ăn một lúc quá nhiều giá đỗ vì như thế sẽ gây trì trệ khí huyết, khiến người mệt mỏi, đau nhức cơ bắp. Rau giá đỗ có tính mát, lành, do đó không nên ăn khi bụng đang đói sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết được Giá (đỗ) mọc mầm có ăn được không? Có độc không? Và có thêm những thông tin hữu ích cho mình.