Sức khỏe

Thoái hóa khớp gối – dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh phức tạp có tác động không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối cũng nên lưu ý bên cạnh chế độ ăn uống cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc để hạn chế cơn đau, kiểm soát triệu chứng của bệnh.

Để hiểu rõ hơn thì ta cần hiểu thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là những tổn thương của bề mặt sụn khớp khiến cho phần khớp gối bị bào mòn, sứt nẻ, và biến dạng.

Vì khớp gối là bộ phận quan trọng và hoạt động nhiều nhất nên sẽ rất dễ bị ảnh hưởng thoái hóa vì tác dụng của xương gối giúp chúng ta hoạt động tốt trong việc di chuyển như lên xuống cầu thang, chạy nhảy,…

Thế nên khi bị thoái hóa ở khớp gối sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại, nghiêm trọng hơn khi biến chứng khiến chân không thể chữa được nữa sẽ phải cắt bỏ.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp tiêm tế bào gốc nội khớp an toàn

Tại sao bị thoái hóa khớp gối?

Nguyên nhân dẫn đến việc bị thoái hóa khớp gối thường đa dạng nhưng tập trung vào độ tuổi trung niên trở lên.

Đối tượng bị bệnh: 

+ Những người lao động nặng, hoặc những người hoạt động quá mạnh;

+ Những người mắc bệnh béo phì;

+ Những người có tiền sử mắc bệnh về xương khớp, chân;

+ Có thể thấy nhiều nhất ở người già.

Nguyên nhân: do tuổi tác khiến khớp bị lão hóa, người lao động khi lao động sai cách, bê đồ nặng nhiều hoặc những người bị các bệnh liên quan đến xương khớp, dây chằng ở chân.

Các giai đoạn triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Giai đoạn đầu (mới chớm): xuất hiện các dấu hiệu của bệnh

+ Phần gối của chân có cảm giác đau nhẹ, thi thoảng nhói lên các cơn đau rồi lại hết khiến người mắc bệnh không chú ý;

+ Khi gập chân thì nghe thấy các tiếng giữa các xương;

Giai đoạn bắt đầu bị thoái hóa:

+ Dịch ở khớp gối bị khô hoặc tràn dịch

+ Các cơn đau xuất hiện thường xuyên, không có biểu hiện giảm.

+ Khó khăn khi di chuyển.

Giai đoạn bị tổn thương nặng

+ Phần khớp gối nghẽ rõ tiếng cọt kẹt giữa các khớp xương.

+ Khó di chuyển: đặc biệt là lúc lên xuống cầu thang hoặc dốc rất khó khăn, không thể di chuyển nhanh được.

+ Chân không thể co duỗi bình thường được hoặc nếu co duỗi nhiều sẽ cảm thấy rất đau.

+ Dịch khớp đã bị khô hao mòn quá nhiều.

+ Các cơn đau luôn hiện hữu khiến người bệnh khó khăn trong sinh hoạt.

Cách chữa trị thoái hóa khớp gối

Khi bắt đầu cảm thấy có các dấu hiệu của bệnh thì bạn nên sắp xếp thời gian để đi khám bệnh ở các cơ sở bệnh viện uy tín để có thể được khám và điều trị tránh được những biến chứng xảy ra không đáng có.

Phương hướng điều trị thoái hóa khớp gối:

Tránh:

+ Tránh các hoạt động mang vác các đồ vật quá nặng có thê gây ảnh hưởng đến xương khớp;

+ Tránh hoạt động các bài tập về xương khớp gối mà không có sự chỉ dẫn đúng của những người có chuyên môn;

+ Tránh việc sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng mà không có sự hướng dẫn rõ ràng của bác sĩ chuyên môn;

+ Tránh các tác dụng của thuốc không mong muốn, đặc biệt đối với nhưng người cao tuổi và những người đang mắc bệnh sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc.

Hạn chế:

+ Hạn chế các việc hút thuốc, uống rượu bia quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe vì rượu bia, hút thuốc ảnh hưởng rất nhiều đến xương khớp;

+ Hạn chế ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, hoặc các món ăn nhiều chất khiến cơ thể bị thừa chất.

Nên:

+ Nên kết hợp các phương pháp điều trị và các bài tập hoạt động về xương khớp dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn;

+ Nên ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất canxi và khoáng chất

+ Nếu là những người bị béo phì thì nên giảm cân để giảm nguy cơ mắc phải bệnh

Để biết bản thân có bị béo phì không có thể tính theo công thức: 

 BMI=chiều cao (m)cân nặng kg × 2

BMI trong khoảng: + 16.0-18.5: underweight (gầy)

+ 18.5-25.0: normail (bình thường)

+ 25.0-40.0: overweight (béo phì)

Các cách điều trị thoái hóa khớp gối

Dựa trên các triệu chứng và mức độ của bệnh mà người bị bệnh có thể tìm và lựa chọn các phương pháp thích hợp, thông thường có các cách điều trị thoái hóa khớp gối theo các cách sau:

  • Theo phương pháp hiện đại Tây y:

+ Vật lý trị liệu: các biện pháp siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng

+ Thay khớp nhân tạo bằng cách phẫu thuật: bằng cách thay một phần hoặc thay toàn bộ (thường áp dụng với người mắc bệnh cao tuổi)

  • Theo y học cổ truyền (Đông y): bên cạnh nhưng phương pháp hiên đại về Tây y thì các phương pháp cổ truyền vẫn được sử dụng phổ biến và mang tính hiệu quả cao, như:

+ Châm cứu: Phương pháp phổ biến nhất đem lại hiệu quả tốt và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác dụng phụ.

+ Điện châm: Phương pháp dùng dòng điện cực nhỏ lên các kim châm tác động vào các huyệt để chữa bệnh.

+ Thùy châm: Phương pháp dùng kim đưa một lương thuốc nhỏ để tác dụng lên các huyệt để thuốc đạt hiệu quả tốt.

+ Cấy chỉ: Phương pháp sử dụng chỉ khâu phẫu thuật cấy ghép vào các huyệt nhằm kích thích việc tăng chuyển hóa, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng tại các vùng được cấy chỉ.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng, cách điều trị và rèn luyện cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Hy vọng có thể hỗ trợ quá trình khám chữa bệnh của bạn được tốt và hiệu quả hơn.

Đọc thêm: Cách trị rạn da sau sinh không phải ai cũng biết

Đọc thêm: Cách làm giảm nếp nhăn trên mặt, những điều chị em nên biết

Related Articles

Trà Dây Có Tác Dùng Gì Uống Có Tốt Không?

Bếp trưởng tại gia

Cách bảo quản sò huyết tươi lâu giữ trọn hương vị cho món ăn

Những ai không nên thường xuyên ngâm chân nước nóng

Bếp trưởng tại gia

Để lại bình luận