Rau củ quả nếu để lâu sẽ rất dễ bị mọc mầm, khoai lang là một ví dụ điển hình. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này và không biết Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Có độc không? Thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của monandaitiec.com để tìm được đáp án chính xác nhé!
Những công dụng bất ngờ từ củ khoai lang
Khoai lang là loại củ có xuất xứ từ Nam Mỹ, được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và được xem như một loại thực phẩm quý. Khoai lang được trồng phổ biến trên nhiều vùng miền, dễ chế biến và đặc biệt có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú rất có lợi cho cơ thể như: Tinh bột, chất xơ, các loại khoáng chất và vitamin như: Vitamin A, vitamin C, vitamin B6… Năng lượng trong khoai lang khá ít, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây, do đó khoai lang là lựa chọn thích hợp cho những ai đang có ý định giảm cân. Ăn nhiều khoai lang cũng giúp các chị em sở hữu làn da đẹp và mịn màng hơn.
Nếu mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là táo bón, chỉ cần ăn khoai lang luộc. Chất xơ trong khoai lang sẽ kích thích các nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều khoai lang sẽ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Có thể bạn quan tâm:
Lượng beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm mãn tính như viêm khớp, thấp khớp. Nhờ chứa nhiều chất sắt, thế nên loại củ này giúp thúc đẩy chuyển hóa protein, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu và làm giảm stress.
Sở dĩ khoai lang thường có màu cam là nhờ chứa beta carotene. Đây là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người, bổ sung beta carotene cho cơ thể sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư, mang đến cho bạn một đôi mắt sáng và khỏe. Các nhà khoa học cũng thực hiện nhiều nghiên cứu và phát hiện ra rằng chất cyanidins và peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu những tác động tiêu cực do kim loại nặng tích tụ từ thức ăn và môi trường đến cơ thể con người.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Có độc không
Khoai lang sau khi mua về nếu để lâu sẽ rất dễ bị mọc mầm nhất là khi điều kiện bảo quản không tốt, môi trường ẩm ướt. Khoai lang mọc mầm không hề sinh ra chất độc do đó vẫn có thể dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Nếu thấy khoai có mầm, hãy dùng dao có đầu mũi nhọn khoét bỏ phần mầm và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng. Thế nhưng lúc này hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang đã bị giảm đi rất nhiều, hương vị cũng không còn ngon như trước. Do vậy, bạn không nên sử dụng những củ khoai lang mọc mầm để nấu những món ăn đãi tiệc trong gia đình.
Mặc dù khoai lang mọc mầm không có độc, nhưng khoai lang mọc mầm rất dễ sinh ra nấm mốc. Khi bị các loại vi khuẩn nấm mốc tấn công, trên vỏ khoai lang sẽ xuất hiện những đốm nâu hoặc đen, có thể nhìn thấy ngay bằng mắt thường. Khoai lang nếu mắc bệnh đốm đen sẽ sả n sinh ra rất nhiều độc tố, đặc biệt làm ipomeamarone. Đây chính là một chất khiến khoai có vị đắng (dân gian thường gọi là khoai hà). Chất độc này ngay cả khi bạn chế biến thì hoạt tính sinh vật của nó cũng không bị phá hủy. Nếu ăn loại khoai lang này vào, chất độc sẽ gây nôn mửa, đau bụng dữ dội.
Mong rằng bài viết Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Có độc không trên đây đã giúp bạn giải quyết được thắc mắc và có thêm những thông tin hữu ích về thực phẩm cho mình.